Hôm 21.9,ùmbăngnhómmạnhnhấtHaitikêugọiđảochíquạt hút công nghiệp ông Jimmy Chérizier, từng làm cảnh sát trước khi trở thành thủ lĩnh băng nhóm xã hội đen, đã dẫn đầu cuộc tuần hành ở thủ đô Port-au-Prince kêu gọi đảo chính.
"Chúng tôi đang bước vào cuộc chiến lật đổ chính quyền Ariel Henry", báo The Guardianhôm 22.9 dẫn lời trùm Chérizier đề cập Thủ tướng Haiti. Ông Henry đã nắm quyền sau khi ông Jovenel Moïse, Tổng thống Haiti bị ám sát chết năm 2021.
"Chúng tôi sẽ chiến đấu với vũ khí", theo trùm Chérizier.
Haiti đã trượt sâu vào vòng xoáy khủng hoảng sau khi ông Moïse bị sát hại tại tư gia ở Port-au-Prince. Kể từ đó, các băng nhóm vũ trang kiểm soát đến 90% thủ đô Haiti. Những vụ giết người, bắt cóc, bạo lực tình dục bùng nổ, biến đa số thành phố thủ đô trở thành "vùng cấm".
Hàng triệu người chật vật tìm kiếm bữa ăn mỗi ngày, một phần do các băng nhóm thành lập các chốt chặn gây gián đoạn nguồn cung lương thực ở Port-au-Prince.
Việc chính phủ thất bại trong việc ngăn chặn khủng hoảng đã mở màn cho phong trào "Bwa Kale", theo đó người dân nổi dậy chống lại các băng nhóm bằng rìu, đá và súng ống.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, cả chính quyền Thủ tướng Henry và các nhà lãnh đạo nước ngoài kêu gọi một sự can thiệp từ bên ngoài nhằm hỗ trợ lực lượng cảnh sát Haiti duy trì trật tự trị an trong nước.
Sau thời gian bị trì hoãn, khả năng trên đang tiến gần thêm một bước khi Tổng thống Kenya William Ruto tuyên bố nước này sẽ dẫn đầu sứ mệnh an ninh do Liên Hiệp Quốc ủng hộ tại Haiti.
"Chúng tôi cam kết sẽ đưa một nhóm chuyên môn đến đánh giá tổng quan tình hình và xây dựng các chiến lược khả thi dẫn đến các giải pháp về dài hạn", ông Ruto nói trong cuộc gặp với Thủ tướng Henry hôm 21.9.
Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ Mỹ có thể đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bật đèn xanh cho sứ mệnh can thiệp Haiti sớm nhất là vào tuần tới.